Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

Đọc Barrow về Nam Hà 200 năm trước

Mấy dòng chữ sau đây không phải của tôi mà của một anh bạn NLT. Hẹn nhau hoài mà chưa có lần đi ... nhậu. Anh ấy gửi cho một nhóm bạn bè đọc chơi. Thấy thú vị nên tôi “bê” nguyên xi để trong blog cho các bạn khác cùng đọc. NVT === Hôm nay lang thang ở tiệm sách Nguyễn Huệ, em mua được quyển "Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà 1792-1793" của J. Barrow. Đọc khá thú vị và .. bức xúc là chuyện viết 200 năm trước mà sao cứ như ngày hôm nay. Trích tý làng đọc chơi. Barrow so sánh Tàu và An Nam ta thế này: "Có thể suy ra rằng những nguyên lý cơ bản chính quyền Nam Hà cũng là nguyên lý của chính quyền Trung Hoa, họ có cùng một hệ thống pháp luật và những cách thức trừng phạt, nhưng về vấn đề này tôi không thể nói gì hơn. Trong tòa nhà trống trải tiếp giáp với dinh của quan trị nhậm chúng tôi thấy cả hai thứ: Gông và gậy tre. Nhưng liệu việc thi hành pháp luật ở đây được áp dụng có phần kém nghiêm ngặt hơn hoặc đạo đức của dân chúng ít đồi bại hơn ở Trung Qu...

Hàng không Việt Nam một chút vụng về

Khẩu hiệu của VNA là "đem văn hóa Việt Nam đến thế giới" nhưng tôi e rằng họ chỉ đem cái văn hóa tồi tệ của VNA ra thế giới mà thôi. Câu chuyện về VNA (Vietnam Airlines) tống ngoại trưởng Bỉ xuống hàng ghế economy (trong khi ông mua vé hạng business) nhường ghế cho các quan trung ương vào dự đám tang ông VVKiệt đã được báo Bỉ dí dỏm đưa tin và kèm theo những lời bình "xỏ lá" nước ta, nhưng trong nước chẳng báo nào dám đăng cho đến bài sau đây trên báo Tổ Quốc. Cung cách làm ăn và phục vụ của VNA chẳng biết bao giờ mới cải tiến. Tôi nghĩ họ mãi mãi sẽ là một hãng theo sau các hãng khác. NVT === http://www.toquoc.gov.vn/tin-tuc/2799.html?ccat=33 Hàng không Việt Nam một chút vụng về Nguyễn Ngọc Trường (Toquoc) – Một chuyện thuần túy kỹ thuật, không biết xử lý mà thành một “sự cố ngoại giao”. Chuyện đã qua, nhưng bài học luôn luôn mới. Báo L’Echo (Tiếng vang) của Pháp có bài về việc ngày 13/6, Ngoại trưởng Bỉ Karel De Gucht trong chuyến bay từ H...

"Điểm Tựa" Của Ông Võ Văn Kiệt

Hình ảnh
Bài này đăng trên SGTT, nhưng bị cắt một thông tin quan trọng trong phần tái bút, mà ở đó Huy Đức viết trong blog của mình một cách mập mờ rằng: “ PS : Cho dù đến khi ông mất, thủ tục li dị vẫn chưa hoàn thành, nhưng ông xác định trong “lưu bút”, cuộc hôn nhân sau của ông thực sự đã chấm dứt kể từ tháng 3-2007. ” NVT === http://www.sgtt.com.vn/detail78.aspx?newsid=36659&fld=HTMG/2008/0630/36659 Điểm tựa của ông Võ Văn Kiệt Không như những lần trước đó, ngày 24.5.2008 vừa qua, khi vào viện, ông Võ Văn Kiệt mang theo bên mình một chiếc cặp nhỏ mà chỉ có ông mới có mật mã khoá. Sau khi ông mất, chiếc cặp được mở ra, “tài liệu tuyệt mật” bên trong là một cuốn tập có những trang viết tay. Qua những dòng chữ để lại của ông, mới thấy, từ lâu, ông ít nhiều đã chuẩn bị cho chuyến “đi xa” ấy; mới thấy, trong 14 tháng cuối đời ông dọn về ở hẳn với con gái Võ Hiếu Dân, hình ảnh người vợ đã mất hơn bốn mươi năm trước đây lại trở về mạnh mẽ. Hình ông Võ Văn Kiệt lúc nghỉ h...

Lạm phát tiến sĩ bên Tàu

Tình hình bên "Thiên triều" này coi bộ cũng chẳng khác bên ta. Chẳng biết bên nào bắt chước bên nào? Trời ơi, một giáo sư mà hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh! Kinh thật! NVT ==== http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=265278&ChannelID=119 Thứ Bảy, 28/06/2008, 07:01 (GMT+7) Trung Quốc “lạm phát” tiến sĩ TTCT - Trung Quốc đang dần trở thành quốc gia sản sinh nhiều ứng viên tiến sĩ nhất thế giới. Thế nhưng chất lượng đào tạo lại đang có nguy cơ tụt giảm. Trung Quốc đang vượt qua Mỹ về số bằng tiến sĩ được cấp, và điều này có nghĩa đất nước này sớm trở thành quốc gia có nhiều tiến sĩ nhất. Hơn 310 trường đại học Trung Quốc có thẩm quyền cấp văn bằng tiến sĩ, nhiều hơn so với 253 trường đại học ở Mỹ có quyền này. Năm 2006, Mỹ đào tạo 51.000 tiến sĩ, cao hơn so với 49.000 tiến sĩ ở Trung Quốc. Và việc cấp bằng này ở Trung Quốc không ngừng gia tăng. Tuy vậy, bước nhảy vọt về số người có văn bằng tiến sĩ không khỏi không gây quan ngại cho các trường đại...

Bàn về chính sách đối xử với Việt kiều

Cách đây khoảng 2 tháng báo Pháp Luật TPHCM có phỏng vấn tôi về chính sách đối với trí thức Việt kiều (một cụm từ tôi thấy hơi … ngượng, nhưng thôi cứ dùng đại). Tôi trả lời các câu hỏi dưới đây. Đến nay vẫn chưa thấy anh phóng viên báo có đăng hay không (có lẽ anh quên), nên tôi đăng lại dưới đây để tự cảm thấy mình không tốn thì giờ vô ích, vì ít ra là có các bạn cùng đọc. NVT === Theo GS, bây giờ chính sách đối xử với Việt kiều, nhất là giới trí thức có gì mới không so với trước kia? NVT: Nếu cụm từ “trước kia” là nói đến thời bao cấp, thì tôi nghĩ chính sách của Nhà nước đối với người Việt ở nước ngoài, kể cả giới trí thức, có nhiều phát triển theo chiều hướng tích cực hơn. Bây giờ chúng tôi về quê không cần phải xin visa mỗi lần nữa. Chúng tôi, trên danh nghĩa, có thể mua nhà ở Việt Nam . Giới doanh nghiệp người Việt ở nước ngoài có thể đầu tư ở Việt Nam và trong thực tế họ cũng đã làm. Đứng trên phương diện khoa học, chúng tôi cũng có thể hợp tác làm việc với đồn...

Câu chuyện tiếng Anh - "Sao ông lại nỡ ..."

Mấy hôm nay vì có chuyện nhà tôi về Việt Nam , nên không có thì giờ update trang blog này. Ở quê thì có internet do Bưu điện xã quản lí nhưng tất cả 5 cái máy đều bị các khách hàng nhí chơi game! Ra Bưu điện tỉnh thì máy quá chậm nên chẳng làm gì được. Lên Sài Gòn thì đường truyền nhanh hơn và tốt hơn nhưng vì bạn bè níu kéo nên chẳng vào net. Hôm nay mới về Sydney và đọc bài này trên mạng thấy vui vui. Điều này làm tôi lo lắng vì chúng tôi sắp có một hội nghị quốc tế với toàn những đồng nghiệp từ Á châu và quốc tế đến dự. Nếu diễn giả phe ta mà như ông giáo sư này chắc tôi “độn thổ” quá. :-) Thật ra, ông giáo này đâu phải là trường hợp cá biệt. Trước đây, trong một diễn đàn quốc tế ở Mĩ, Bộ trưởng giáo dục NTN cũng có một bài nói chuyện (qua powerpoint) với nhiều – rất nhiều – sai sót về tiếng Anh. Thật là xấu hổ! (bài nói chuyện của ông NTN tôi copy lại dưới đây để các bạn theo dõi). NVT http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=264895&ChannelID...

Võ Văn Kiệt

Đến nay thì chúng ta biết ông Võ Văn Kiệt tạ thế vào ngày 11/6/2008 . Trong khi “cư dân” mạng ai cũng biết tin này thì người dân trong nước phải đợi đến 36 tiếng đồng hồ sau mới biết khi báo chí VN đồng loạt đưa tin! Theo báo Strait Times 22/6/08 thì ông VVK qua đời tại bệnh viện Mount Elizabeth Hospital ( Si nga pore ) vì “pneumonia” (viêm phổi). Bây giờ ngồi tính sổ tôi mới biết ngày 11/6 là ngày tôi tôi bay về Việt Nam thăm Má tôi trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Kiên Giang. Đáp xuống phi trường TSN tôi đi thẳng một lèo đến Bệnh viện KG vào lúc 1 giờ sáng, nóng lòng xem tình trạng Má tôi. Lúc vào bệnh viện thấy có vài bệnh nhân nằm cùng phòng, tôi theo thói quen hỏi thăm, thì mới biết người nằm cạnh giường Má tôi là bà cụ chị ruột ông Võ Văn Kiệt cũng mới nhập viện. Trong thời gian tôi còn ở VN, tôi cũng đọc khá nhiều bài viết về ông VVK. Nhiều câu chuyện cảm động mà tôi từng nghe lúc còn ở trong nước vào thập niên 1980s được kể lại với nhiều tình tiết lí thú. ...