Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2017

Chăm sóc nhanh cho răng bị sẫm màu

Hình ảnh
Hàm răng trắng bóng góp phần quan trọng để tạo nên một nụ cười đẹp. Vì vậy, Có được hàm răng trắng sáng là mong ước của biết bao người. Bạn có muốn nhanh chóng tẩy ố những mảng bám trên răng mà Không cần đến công nghệ hiện đại và tốn kém nhiều tiền? Để có một làn răng trắng và đẹp không chỉ phụ thuộc vào thói quen đánh răng của bạn mà còn cả cách ăn uống và bí quyết chăm sóc răng hợp lý. Vậy làm thế nào để có một hàm răng trắng? Hãy cùng Xinh xinh tham khảo một số bí quyết siêu đơn giản sau để sở hữu cho mình một hàm răng trắng bóng tự nhiên nhé! Nước chanh Nước chanh là một thứ nước rất hữu hiệu trong việc chăm sóc mái tóc của bạn. Tuy nhiên nó cũng có thể được sử dụng để làm trắng răng cho bạn đấy. Trộn một thìa cà phê nước cốt chanh với một chút muối hoặc chút baking soda. Sau đó, xoa hỗn hợp này trên răng của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn chanh trực tiếp nếu bạn có thể ăn được chua nhé. Song cũng lưu ý là quá nhiều nước chanh trên răng cũng có thể khiến răng trở nê...

Chống nhức răng với 9 bài thuốc hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,… Người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để. Nghệ vàng. Trong quá trình điều trị để răng đỡ đau và đạt kết quả nhanh có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau: Bài 1: Quả vải phơi khô 20g, rễ lá lốt 20g, đổ một bát nước sắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày. Bài 2: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5 - 10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. Hoặc lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức. Bài 3: Vỏ thân cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g, sắc lấy nước đặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối. Bài 4: Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 1...

Làm gì khi bé nuốt kem đánh răng

Bé 2 tuổi nhưng bị sâu răng, trong răng ở phía trong cùng của bé có 1 lỗ đen, em không biết có phải bị sâu răng không? ảnh minh họa Bé chưa biết đánh răng, bé đang tập đánh răng và hay nuốt kem đánh răng (em mua loại cho trẻ em trên nhãn có ghi có thể nuốt được), em không biết bé nuốt như vậy có sao không? Xin bác sĩ tư vấn giúp làm cách nào để chữa cho bé? Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! Chào Chi Thanh, Em nên đưa bé đi khám ngay khi phát hiện lỗ đen trên răng, bé đã có biểu hiện sâu răng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì sâu răng kịp thời, chúng sẽ ăn lan đến tủy răng, làm bé đau nhức. Nếu vẫn chưa được điều trị thì tủy răng chết sẽ gây nhiễm trùng, thân răng sẽ bể và hỏng dần đến khi chỉ còn chân răng thì không thể bảo tồn được, phải nhổ bỏ răng sâu. Lứa tuổi này em có thể tập dần cho bé đánh răng sau mỗi lần ăn và tối trước khi đi ngủ, em nên chọn lựa đem đánh răng dùng cho trẻ em, nếu kem có ghi rõ bé có thể nuốt được thì em yên tâm, em nhớ chọn lựa nhãn hiệ...

Nguy hiểm không khi răng khôn mọc lệch?

Răng khôn mọc lệch có nguy hiểm cho sức khỏe không? Những biến chứng thường gặp và các phương pháp điều trị nào tốt nhất? ảnh minh họa Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Loại răng này mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Hàm răng của con người thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng (14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới) nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng không ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường “tự tìm đường khác” như mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên. Chức năng của răng khôn không rõ ràng, nhưng những “phiền toái” nó gây ra cho “chủ nhân” lại rất khó lường. Có nên nhổ răng khôn hay không đang còn là vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên những trường hợp răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh thì cần phải nhổ. Triệu chứng sớm của việc răng khôn mọc lệch thường là những cơn đau âm ỉ. ...

Mất nguyên hàm răng, làm răng giả toàn bộ được không?

Hàm trên của mẹ cháu không còn răng nào, hàm dưới còn 6 cái. Mẹ cháu muốn làm răng giả cố định, nhờ BS tư vấn giúp xem có thể làm được không và chi phí khoảng bao nhiêu? (Bạch Tuyết - bachtuye...@gmail.com) Ảnh minh họa Bạn Tuyết thân mến, Mẹ bạn chỉ còn 6 răng hàm dưới và không còn răng hàm trên thì e là không thể làm răng cố định được. Vì muốn cố định thì răng giả phải được gắn vô một cái gì đó cố định. Đối với hàm trên, bác không còn răng thì không có cái gì để giữ răng giả cả. Đối với hàm dưới, mặc dù còn 6 răng, có thể làm trụ giữ cho răng giả được, nhưng tùy theo vị trí răng cũng như tình trạng hiện tại răng còn tốt hay không mới quyết định được. Tuy nhiên đây cũng là 1 lựa chọn mạo hiểm vì 6 răng này phải nâng đỡ cho ít nhất 6 răng giả khác, nghĩa là nó phải chịu lực cho 12 răng tổng cộng, nghĩa là mỗi răng thật còn lại sẽ phải chịu lực gấp đôi giới hạn chịu đựng của nó (khi ăn nhai, ta tác động 1 lực đều lên các răng). Khi răng bị quá tải, dần dần sẽ bị lung lay ...

Ăn gì ngăn sún răng?

Hình ảnh
Tình trạng sún răng hay sâu răng, chậm mọc răng, răng dễ giòn, hay bị vỡ... của trẻ nhỏ đều có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin, chất dinh dưỡng... Các mẹ hãy chăm sóc để con có hàm răng chắc khỏe Các mẹ hãy lên kế hoạch bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để giúp răng của bé chắc khỏe và giảm thiểu tình trạng "sún" răng nhé. Những thực phẩm ấy bao gồm: Thực phẩm giàu can-xi Can-xi là thành phần cơ bản của tổ chức xương và răng. Nếu trẻ thiếu can-xi ở giai đoạn hình thành men và ngà răng sẽ khiến răng giòn, gãy và dễ bị vi khuẩn tấn công. Ở trẻ em, do lượng can-xi dự trữ không nhiều bằng người lớn nên cần phải bổ sung hàng ngày. Nhu cầu can-xi ở trẻ dưới bảy tuổi là 500 mg/ngày và của trẻ dưới 11 tuổi là 700 mg/ngày. Vậy bạn sẽ bổ sung như thế nào? Khi bé bốn hoặc năm tháng tuổi, những chiếc răng sữa mới từ từ nhú lên. Tuy nhiên, mầm răng đã hình thành từ trước đó rất lâu, khoảng cuối tháng thứ tư của thai kỳ. Vì vậy, để răng b...

Theo dõi răng miệng khi sử dụng thuốc trị loãng xương

Hình ảnh
Tôi đang dùng thuốc alendronic acid (fosamax) trị loãng xương. BS tư vấn trong thời gian dùng thuốc cần theo dõi răng miệng. Tôi đang dùng thuốc alendronic acid (fosamax) trị loãng xương được gần một năm, bác sĩ tư vấn tiếp tục dùng thuốc này trong 3 - 5 năm. Trong thời gian dùng thuốc cần theo dõi răng miệng. Xin hỏi, vì sao phải theo dõi răng miệng trong thời gian dùng thuốc này. (Huỳnh Vân Thanh, TP. Hồ Chí Minh) Chào bạn, Fosamax thuộc nhóm biphosphonats. Biphosphonats có tác dụng ức chế hủy cốt bào hay nói cách khác là ức chế hủy xương. Biphosphonats có nhiều loại: acid alendronate (fosamax), acid risedronate (actonel), acid zoledronic (aclasta)... Biphosphonats được chỉ định cho nhiều bệnh: loãng xương sau mãn kinh, điều trị dự phòng cho bệnh nhân điều trị corticoid kéo dài trên 3 tháng với liều cao trên 7,5mg mỗi ngày. Tăng calci máu ác tính, bệnh đa u tủy xương có hủy xương và hủy xương ác tính. Vì có nhiều loại thuốc khác nhau nên cũng có nhiều cách dùng thuốc khác ...

Chăm sóc bảo vệ răng miệng bằng TRÀ

Hình ảnh
Các nhà khoa học cho biết uống ít nhất 3 tách trà mỗi ngày có thể giúp giữ răng trong tình trạng tốt, giảm nguy cơ sâu răng. Một cuộc hồi cứu các nghiên cứu được đăng trên chuyên san dinh dưỡng của Quỹ dinh dưỡng Anh cho thấy trà đen giúp chống lại 2 loại vi khuẩn là Streptococcus mutans và Lactobacillus, được cho là có liên quan đến sâu răng và bệnh nướu răng. “Liều” trà hiệu quả nhất là 3-4 tách mỗi ngày, theo trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Carrie Ruxton. Các nhà khoa học phát hiện trà đen vẫn có tác dụng chống sâu răng, ngay cả khi bạn cho thêm một ít đường vào trà. Trà xanh cũng có hiệu ứng tương tự và cũng có thể giúp ngừa hơi thở hôi bằng cách trung hòa các hợp chất lưu huỳnh góp phần gây tình trạng này. Theo Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Ruxton, uống trà còn giúp chống rụng răng. Trà có chứa các thành phần chống ô xy hóa là flavonoid và catechin, có tác dụng kháng khuẩn. Ảnh: Shutterstock Mai Duyên Tham khảo thêm các phương pháp tẩy trắng răng, làm răng sứ, chỉnh nha ni...

Phương pháp hay giúp răng trắng bóng

“Hàm răng mái tóc” là góc con người, chính bởi vậy đối với bất cứ ai thì để sở hữu một hàm răng trắng sáng đều là niềm mơ ước. Một số mẹo nhỏ đơn giản hàng ngày sau đây sẽ giúp bạn tẩy trắng răng để có một hàm răng và nụ cười toả nắng: 1. Đánh răng đúng cách - Bạn nên đánh răng 2 lần một ngày và sau khi ăn khoảng nửa giờ rồi mới nên đánh răng. - Thời gian tối thiểu cho bạn đánh răng là khoảng 2 phút. Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách. - Không chải răng quá mạnh bởi việc này sẽ có thể dễ dàng làm chảy máu chân răng hoặc răng lỏng. - Nên nhẹ nhàng chải xoay hình vòng tròn để răng sạch hơn, tránh chải theo chiều ngang của thân răng. - Nên giữ bàn chải ở góc 45 độ so với đường nướu răng của bạn rồi đánh răng cả bên trong và bên ngoài. - Chọn bàn chải sợi ngắn, cán thuôn dài để cho thể chải sâu vào bên trong các kẽ răng. 2. Hạn chế thực phẩm có màu, rượu và thuốc lá - Từ bỏ việc hút thuốc lá bởi thuốc lá là nguyên nhân khiến răng bạn nhanh chóng bị vàng. Khôn...

Tác hại của nghiến răng khi ngủ

Stress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác: suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền. ảnh minh họa Khoảng 5- 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng, nhưng chỉ 5-10% nhận biết được điều này. BS hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ (không có ý thức). Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm bệnh nhân trông già hơn. Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ. Các cơ hoạ...

Gẫy dụng cụ trong tủy răng có sao không?

Hỏi đáp Y học: Gãy dụng cụ trong tủy răng? Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia. Thính giả Trần Văn Nam, ở Việt Nam, Email đến câu hỏi như sau: “Chào bác sĩ, Em tên là Trần Văn Nam, 36 tuổi. Em đi chữa răng hàm ở một phòng khám ở Hải Phòng. Em bị sâu răng và bác sĩ bảo lấy tủy. Sau khi lấy tủy xong bác sĩ chụp x quang cái răng đó ở phòng khám đấy. Chụp xong lúc nhìn phim em thấy có 2 cái hình bắt chéo nhau rất rõ như 2 cây kim. Em đoán nó là dụng cụ bị gãy trong tủy nhưng bác sĩ bảo không phải, mà em cũng không thấy đau gì cả ở cái răng đấy. Ngày kia bác sĩ bảo em trám, nhưng mà em lo quá, không biết đấy có phải là dụng cụ bị gãy trong tủy không. Nếu bị gãy mà vẫn trám rồi bọc sứ liệu có biến chứng gì không. Trường hợp của em là không đau, hầu như không có cảm giác gì cái răng đó sau khi lấy tủy xong, nhưng mà nhìn cái x quang đó em cứ thấy...

Những phương pháp mới ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Sự kết hợp giữa đường, tinh bột và chất xơ trong một số loại ngũ cốc dùng cho bữa sáng làm tăng đáng kể nguy cơ bị sâu răng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các chuyên gia Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho thấy uống một ly sữa sau khi ăn những loại ngũ cốc này có thể giúp ngăn chặn nguy cơ trên. Phóng viên tại Ottawa dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Bưu điện Quốc gia (Canada) ngày 6/8, cho biết quá trình tiêu thụ ngũ cốc có nhiều đường, tinh bột và chất xơ sẽ tạo ra các mảng axít bám trên răng và đó là một trong những nguyên nhân khiến răng bị sâu. Ảnh: pickyeaterblog.com Tuy nhiên, nếu uống một ly sữa sau mỗi lần ăn loại ngũ cốc trên có thể loại bỏ đáng kể các mảng bám và giảm thiểu nguy cơ sâu răng. Các nhà khoa học nghiên cứu độ pH trên răng của 20 người lớn đã sử dụng 20 gram ngũ cốc chứa đường, tinh bột và chất xơ, trong đó 1/3 uống sữa sau khi ăn, 1/3 uống nước táo ép và 1/3 còn lại chỉ uống nước tự nhiên. Kết quả là những người uống sữa có có nồng độ pH tăng cao nhất, t...

Vi khuẩn gây bệnh răng lợi làm gia tăng bệnh Alzheimer

Mới đây, các nhà khoa học của Anh và Mỹ đã phối hợp thực hiện một đề tài và phát hiện thấy, khuẩn gây bệnh răng miệng, đặc biệt là bệnh nướu răng. Khuẩn Porphyromonas gingivalis Hay còn gọi là bệnh lợi có tên Porphyromonas gingivalis (P.gingivalis) là thủ phạm gia tăng bệnh Alzheimer. Trong nghiên cứu, hai nhóm người tình nguyện, 10 người mắc bệnh Alzheimer và 10 người khỏe mạnh để đối chứng. Kết quả, 10 người mắc bệnh Alzheimer thì có 4 người trong não có khuẩn P.gingivalis. Mục đích của dự án không phải xác định khuẩn P. gingivalis có phải là thủ phạm gây bệnh Alzheimer hay không mà muốn tìm ra mối liên quan giữa bệnh nướu răng với nguy cơ gây ra một số bệnh nan y mà lâu nay con người ít quan tâm, nhất là khi nó có mặt trong não, giống như mối nguy hiểm gây bệnh bệnh tim mạch mà lâu nay người ta tình nghi có nguồn gốc từ răng miệng. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh về lợi, khuẩn P.gingivalis sẽ thâm nhập vào dòng máu và đi thẳng lên não, nhất là sau khi răng rụng. Tất ...

Sau khi nhổ răng làm sao để giảm đau?

BS nói lúc nhổ thì tiêm thuốc tê sẽ không đau nhưng sợ sau khi hết thuốc nó sẽ nhức. Mong BS tư vấn sau khi nhổ nó sẽ như thế nào để cháu yên tâm. ảnh minh họa Chào bác sĩ, Răng hàm số 6 của cháu trước kia bị sâu, đã trám lại nhưng giờ răng bị vỡ gần hết, khiến cháu đau nhức. Cháu đi khám thì BS kêu chụp phim rồi nói “điều trị tủy tốt” chân răng còn xài được và định gia cố lại. Nhưng sau khi khám xong, về ngủ 1 đêm hôm sau má cháu bị sưng. Cháu sợ bị nhiễm trùng liền đi khám thì BS kiểm tra, chân răng bị hỏng rồi. Nói cháu phải nhổ rồi trồng răng giả sau. Cháu có tham khảo trên mạng là nhổ răng số 6 rất đau và sau này sẽ bị hóp má lại nếu không trồng răng có đúng vậy không ạ? BS nói lúc nhổ thì tiêm thuốc tê sẽ không đau nhưng sợ sau khi hết thuốc tê nó sẽ nhức, nhiều người nói vậy không biết có đúng không? Hiện bác sĩ cho cháu uống 2 toa thuốc sau để cho nó xẹp vết xưng đi là Rodogyl và Prednisolon. BS tư vấn cho cháu là sau khi nhổ nó sẽ như thế nào để cháu yên tâm chuẩn ...

Đông con làm cho sức khỏe răng miệng càng giảm

Hình ảnh
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho biết, số lượng con trẻ được sinh ra có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của người mẹ. Ảnh: flickr.com Tiến sĩ Stefanie Russell, dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay: "Càng có nhiều con, sức khỏe răng miệng của người mẹ càng bị giảm sút, thậm chí là răng bị sâu và rụng nhiều hơn những phụ nữ ít con". Bà Stefanie Russell nhấn mạnh, điều này không liên quan đến hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng chi trả cho việc chăm sóc răng miệng ở các trung tâm nha khoa. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 2.635 phụ nữ ở độ tuổi từ 18 - 64 và phân chia họ thành 3 nhóm theo điều kiện kinh tế. Kết quả từ 3 nhóm nghiên cứu này đều cho thấy, những người mẹ càng có nhiều con sẽ có nguy cơ bị hư răng, thậm chí là rụng răng nhiều hơn so với các phụ nữ ít con cho dù họ sống ở bất kì hoàn cảnh kinh tế nào. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tình trạng ...

Rihanna gắn súng trên răng – Độc =)

Hình ảnh
Mới đây, Rihanna một lần nữa lại khiến mọi người kinh ngạc khi khoe những bức ảnh chụp hàm răng gắn chiếc súng bằng vàng trên trang cá nhân của mình. Rihanna vừa khiến báo chí phải tốn giấy mực khi xuất hiện tại lễ hội Barbados với bộ bikini gây sốc được gắn bởi những viên đá hình kim cương chỉ đủ che những phần nhạy cảm nhất. Cô vốn nổi tiếng là nghệ sĩ tiên phong trong việc thử nghiệm những xu hướng lạ có phần quái đản đặc biệt là với phụ kiện, trang sức. Bọc răng vàng, chạm đá, đính kim cương… đang là xu thế được các sao Hollywood ưa chuộng nhưng bọc cả khẩu súng bằng vàng trên hàm răng như nữ ca sĩ 25 tuổi bốc lửa này thì quả là chưa thấy. Món trang sức kỳ quặc này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc cô nàng sẽ ngậm miệng và nói như thế nào khi có vật thể này trong miệng. Rihanna nổi tiếng là nghệ sĩ đi đầu về mốt và tiên phong thử nghiệm những xu hướng lạ đặc biệt là phụ kiện, trang sức. Rihanna sexy, bốc lửa tại lễ hội Barbados tại quê nhà. Theo Daily Mail Tham ...

Không bị sâu răng nhưng hơi thở lại có mùi?

Dù đã sử dụng nhiều cách, như: đánh răng nhiều lần, ngậm kẹo the, kẹo cao su, nước súc miệng… nhưng vẫn không bớt mùi hôi. Tôi không bị sâu răng, nhưng khi nói chuyện, hơi thở hôi nên tôi rất tự ti trong giao tiếp. Dù đã sử dụng nhiều cách, như: đánh răng nhiều lần, ngậm kẹo the, kẹo cao su, nước súc miệng… nhưng vẫn không bớt. Tôi nên làm thế nào? Nguyễn Ngọc Nga (32 tuổi, nhân viên ngân hàng) Nếu răng bạn không sâu, không viêm và đã chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn bị hôi miệng, bạn nên đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân. Hôi miệng được xác định có nhiều nguyên nhân, gồm: Thức ăn thừa: Sự phân hủy và lên men của các mẩu nhỏ thức ăn bám quanh răng sau khi ăn có thể gây ra mùi hôi. Về vấn đề này, bạn chỉ cần đánh răng hoặc lấy sạch các mảng thực phẩm bám vào các kẽ răng bằng chỉ nha khoa là sẽ hết hôi. Các vấn đề ở răng: Giữ vệ sinh răng miệng kém hay bệnh nha chu đều là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu không đánh răng hàng ngày, mảng bám răng xuất hiện, kích th...

Những thực phẩm giảm đau cho trẻ mọc răng

Mọc răng là một trong những giai đoạn gây đau, khó chịu nhất với trẻ. Độ tuổi trung bình trẻ mọc chiếc răng đầu tiên là 6 tháng tuổi, song điều này có thể khác nhau ở một số trẻ. Trong giai đoạn mọc răng, trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh, biếng ăn, sưng nướu, nhỏ nước miếng liên tục và một số bậc cha mẹ không biết nên cho trẻ ăn gì để giảm đau. Dưới đây là một số thực phẩm giúp làm dịu cơn đau nướu răng, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Đậu lăng – Ảnh: Shutterstock Dưa leo: Vài lát dưa leo giúp làm giảm các cơn đau nướu răng. Chuối: Để trẻ nhai quả chuối chín khi mọc răng. Đây là loại trái cây tốt cho trẻ vì có chứa nhiều loại đường thiên nhiên – sucrose, fructose và glucose kết hợp với chất xơ. Chuối cũng là một loại thực phẩm cung cấp năng lượng tốt cho con trẻ. Bơ: Bạn cắt quả bơ thành nhiều lát và cho trẻ nhai một lát bơ để giảm đau do mọc răng. Nhai bơ cung cấp nhiều vitamin A và canxi cho trẻ. Quả đào: Tốt cho trẻ vì ...

Cấy ghép răng implant sau khi niềng răng được không?

Cháu đang niềng răng để đóng bớt khe hở, sau đó phải trồng thêm răng giả. Xin hỏi niềng xong cháu có làm răng sứ được không? Cắm implant có an toàn không? Chào bác sĩ, răng cháu bị thưa và thiếu rất nhiều mầm răng. Hiện cháu đang niềng răng để đóng bớt khe hở, sau đó phải trồng thêm răng giả. Cho cháu hỏi răng sau khi niềng có yếu đi nhiều không ạ và niềng xong thì có trồng răng sứ được không? Tuổi thọ răng sứ là bao nhiêu năm? Nếu cháu cắm implant thì mất bao lâu và có an toàn không ạ? Cháu cảm ơn BS nhiều ạ! (Châu - simple.is...@gmail.com) Ảnh minh họa Bạn Châu thân mến, Chỉnh hình răng mặt đôi khi cũng có kết quả ngoài ý muốn, tuy nhiên thông thường thì không ảnh hưởng đến răng của bạn nếu bác sĩ làm việc đúng chỉ định và phương pháp. Sau khi niềng răng xong thì bạn có thể làm răng sứ để đóng khoảng hở, tuy nhiên nếu làm răng sứ thì lưu ý là bạn sẽ phải mài răng thật hai bên để làm "trụ" giữ răng giả nhé. Nếu bạn muốn làm implant thì tất nhiên là được và ...

Fluor ngăn ngừa sâu răng là vì sao?

Người ta nhắc đến fluor khá nhiều trong việc phòng ngừa sâu răng. Xin hỏi cơ chế hoạt động của fluor thế nào.(Lưu Thu Huyền, Nam Định). Chào bạn, Cơ chế hoạt động chủ yếu của fluor trong phòng ngừa sâu răng bao gồm sự tác động tại chỗ, ức chế hoạt động của vi khuẩn và làm giảm khả năng hòa tan của men răng. Fluor được đưa vào trong thành phần của kem đánh răng để giúp ngừa sâu răng. Ảnh hưởng tại chỗ: Việc khuếch tán liên tục fluor nồng độ thấp vào xoang miệng làm tăng sự tái khoáng hóa của men răng. Fluor ức chế quá trình chuyển hóa đường của vi khuẩn, (chuyển hóa này làm biến đổi đường thành axit dưới tác động của vi khuẩn) nên có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Trong quá trình phát triển của răng, fluor kết hợp với những tinh thể hydroxyapatite của amen răng đang phát triển, làm giảm khả năng hòa tan của men răng. Tuy nhiên, nếu nuốt phải lượng fluor lớn có thể gây nhiễm độc. Nếu ăn 5g fluor hoặc nhiều hơn ở người trưởng thành có thể đưa đến tử vong trong vòng 24 giờ n...

Có nên bọc sứ khi răng hàm số 6 chưa thay?

Răng hàm số 6 của cháu bị mục chân gây đau, đi khám bác sĩ thì họ bảo là phải bọc nhưng cháu thấy răng có hai giai đoạn là răng sữa và răng vĩnh viễn... ảnh minh họa Răng hàm số 6 của cháu bị mục chân gây đau, đi khám bác sĩ thì họ bảo là phải bọc nhưng cháu thấy răng có hai giai đoạn là răng sữa và răng vĩnh viễn mà cháu thì chưa thay. Vậy có nên bọc hay chỉ sửa chờ thay răng vĩnh viễn. Cháu An thân mến, Bộ răng sữa của chúng ta chỉ có 20 răng, nghĩa là mỗi bên hàm chỉ có 5 răng (5x4 = 20). Răng số 6 là răng ở vị trí số 6, cũng có nghĩa là răng mọc năm 6 tuổi. Đây là 1 trong những răng vĩnh viễn đầu tiên, không phải răng sữa. Vì vậy nếu bác sĩ đã khuyên bọc răng lại thì cháu nên bọc răng lại để bảo vệ nó, vì đây là 1 trong những răng chính trong việc ăn nhai. Ngay cả nếu là răng sữa, trong 1 số trường hợp vẫn có chỉ định bọc răng kim loại cho răng sữa để giữ răng sữa thêm 1 thời gian chờ cho đến tuổi thay răng thay vì nhổ sớm.

Phù Phép nhanh răng xỉn màu

Hình ảnh
Nếu những chiếc răng xinh của bạn bị ố vàng hoặc xỉn màu, hãy áp dụng ngay những biện pháp sau để lấy lại nụ cười tự tin cho mình chỉ sau vài phút nhé 1. Baking Soda Baking soda là một trong những thành phần tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để thoát khỏi hàm răng vàng hiện nay của bạn. Bạn có thể sử dụng nó để súc miệng làm trắng răng bằng cách trộn hai thìa baking soda với một cốc nước lạnh. Sau đó, sử dụng nước súc miệng làm trắng này để súc miệng 2-3 lần trong ngày. Biện pháp khắc phục này có thể dễ dàng loại bỏ các vết bẩn nhỏ màu vàng. Đồng thời bạn cũng có thể chà răng nhẹ nhàng ít nhất hai phút với bột baking soda pha loãng để răng trắng sáng. Bạn nên thực hiện biện pháp này 2 lần một tuần trong tuần đầu tiên. Sau đó, chăm sóc răng 15 ngày bằng biện pháp này trong 1 tháng. 2. Dâu tây Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là sử dụng dư thừa baking soda có thể khiến men răng tự nhiên bị hỏng. Vì thế bạn cần chú ý nhé. Dâu tây có chứa lượng vitamin C, giúp làm răng bạn t...

Ngừa bệnh răng miệng bằng a xít folic

Bổ sung a xít folic, một dạng vitamin B, có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng. Theo trang tin boldsky.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, bổ sung a xít folic hằng ngày có thể giúp ngừa chứng sứt môi hoặc hở hàm ếch ở thai nhi, viêm nướu răng, lở loét miệng… Bổ sung a xít folic có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng - Ảnh: Shutterstock Các chuyên gia khuyên thai phụ nên bổ sung 400 microgram a xít folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ để ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị hở hàm ếch... Do a xít folic là vitamin hòa tan trong nước và không thể tồn tại lâu trong cơ thể nên cần được bổ sung hằng ngày thông qua ăn uống. Những thực phẩm giàu a xít folic là các loại rau xanh nhiều lá, ngũ cốc, khoai tây và trái cây... Huỳnh Thiềm Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Sâu răng và cách phòng bệnh sâu răng hiệu quả

Sâu răng (dental cavity) là một bệnh phổ biến, đứng hàng thứ hai sau bệnh cảm cúm (common cold). Nhưng trong khi bệnh cảm cúm được nhận biết ngay sau khi bệnh vừa khởi phát, sâu răng có thể gây ra những tổn hại đáng kể cho người bệnh mà không có một dấu hiệu rõ rệt nào. Người bệnh thường ngạc nhiên và chống chế rằng “ tôi đâu có đau răng sao nha sĩ bảo răng tôi bị sâu.” Sự thật thì răng sâu không gây đau cho đến khi vết sâu đụng vào tủy răng. Bác Sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn Sâu răng (dental cavity) là một bệnh phổ biến, đứng hàng thứ hai sau bệnh cảm cúm (common cold). Nhưng trong khi bệnh cảm cúm được nhận biết ngay sau khi bệnh vừa khởi phát, sâu răng có thể gây ra những tổn hại đáng kể cho người bệnh mà không có một dấu hiệu rõ rệt nào. Người bệnh thường ngạc nhiên và chống chế rằng “ tôi đâu có đau răng sao nha sĩ bảo răng tôi bị sâu.” Sự thật thì răng sâu không gây đau cho đến khi vết sâu đụng vào tủy răng. Phương pháp lý tưởng nhất phòng bệnh sâu răng là đánh răng, dùn...

Thuốc dạ dày làm răng biến màu?

Tôi bị loét dạ dày - tá tràng, được kê đơn thuốc có bismuth subcitrate. Tuy nhiên, dùng một thời gian răng tôi bị biến màu, xỉn, đi ngoài phân màu đen. Tôi rất lo lắng. Xin hỏi nguyên nhân vì sao? Có phải tôi bị chảy máu đường tiêu hóa không.Nguyễn Quỳnh Nga (Sơn La). Bismuth subcitrate là thuốc được dùng trong điều trị loét dạ dày và tá tràng; thường dùng cùng với các thuốc khác, nhất là metronidazol kèm với tetracyclin hoặc amoxycilin (phác đồ tam trị liệu) để diệt hết Helicobacter pylori và do đó ngăn ngừa tái phát loét tá tràng. Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân quá mẫn với bismuth subcitrat, người có bệnh thận nặng, do khả năng tích lũy bismuth kèm theo nguy cơ gây độc. Tuy nhiên, khi dùng cần lưu ý một số vấn đề sau: Các hợp chất bismuth trước đây được thông báo có thể gây bệnh não. Liều khuyến cáo (480mg/ngày) thấp hơn rất nhiều so với liều có thể gây bệnh não. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm độc bismuth có thể tăng, uống thuốc trong thời gian dài hoặc uống cùng với những...

Niềng răng cho em bé 2 tuổi?

Con gái em được 2 tuổi, răng bé hơi hô 4 răng hàm trên. Bác sĩ cho em hỏi nếu vậy có niềng răng được không? Dạ em chào bác sĩ ạ, em có con gái hiện đã 2 tuổi rồi, răng bé hơi hô 4 răng hàm trên. Bác sĩ cho em hỏi nếu vậy có niềng răng được không và nếu niềng răng thì chi phí là bao nhiêu ạ? Em chân thành cám ơn bác sĩ! (Như - donhu….@gmail.com) Em Như thân mến, Hiện tại, bé còn quá nhỏ chưa đến tuổi thay răng vĩnh viễn , nên chưa thể áp dụng biện pháp niềng răng. Vả lại xương mặt và xương hàm của bé còn phát triển, nên chưa thể đánh giá răng trong lúc này. Hiện tại, bạn nên chăm sóc răng sữa cho thật tốt thì sau này răng vĩnh viễn mới đẹp được, tốt nhất, nên cho bé khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, BS sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể hơn. AloBacsi chúc bé ngoan, khỏe! Tham khảo thêm các phương pháp niềng răng chỉnh nha, làm răng sứ cao cấp, trám răng thẩm mỹ, cạo vôi răng thẩm mỹ, tẩy trắng răng thẩm mỹ, của trung tâm nha khoa thẩm mỹ Hoa Mỹ

Răng khôn mọc thưa, xử lí thế nào?

Ở trong sâu nhất của hàm dưới mọc lên 2 răng hàm. Hai răng này mọc xa 2 răng hàm cuối nên khi ăn, thức ăn hay bị giữ lại giữa kẽ răng. ảnh minh họa Ở hàm dưới em mọc lên 2 răng hàm vào phía trong sâu nhất của 2 bên hàm. Hai răng này mọc xa (khoảng 2-3mm) 2 răng hàm cuối nên khi ăn, thức ăn hay bị giữ lại giữa kẽ răng nên hiện nay em bị ê răng ở 2 bên hàm. Mong bác sĩ hướng dẫn cách xử lý. Bạn Trọng thân mến, Hai răng hàm này chính là 2 răng khôn của bạn. Nguyên tắc thì răng mọc lên luôn mọc sát vô răng bên cạnh để duy trì sự liên tục của cung răng, trong trường hợp bạn mô tả là mọc xa 2-3 mm thì tôi nghĩ là do răng khôn của bạn bị vướng, không mọc lên hết nên hở 2-3 mm. Răng khôn khi đã bị vướng thì chỉ có cách duy nhất là nhổ đi vì răng khôn là răng dư, ta không ăn nhai bằng răng này nên nhổ đi cũng không có vấn đề gì và không cần làm răng giả. Nếu để lâu thức ăn thường xuyên bị nhét vào sẽ gây sâu răng kế bên là răng chính để ăn nhai. Vì vậy để bảo vệ các răng qu...

Nhổ răng như thế nào để không đau?

Hình ảnh
Làm sao để ít bị đau sau nhổ răng, AloBacsi? Chào bác sĩ, Răng hàm số 6 của cháu trước kia bị sâu, đã trám lại nhưng giờ răng bị vỡ gần hết, khiến cháu đau nhức. Cháu đi khám thì BS kêu chụp phim rồi nói "điều trị tủy tốt" chân răng còn xài được và định gia cố lại. Nhưng sau khi khám xong, về ngủ 1 đêm hôm sau má cháu bị sưng. Cháu sợ bị nhiễm trùng liền đi khám thì BS kiểm tra, chân răng bị hỏng rồi. Nói cháu phải nhổ rồi trồng răng giả sau. Cháu có tham khảo trên mạng là nhổ răng số 6 rất đau và sau này sẽ bị hóp má lại nếu không trồng răng có đúng vậy không ạ? BS nói lúc nhổ thì tiêm thuốc tê sẽ không đau nhưng sợ sau khi hết thuốc tê nó sẽ nhức, nhiều người nói vậy không biết có đúng không? Hiện bác sĩ cho cháu uống 2 toa thuốc sau để cho nó xẹp vết xưng đi là Rodogyl và Prednisolon. BS tư vấn cho cháu là sau khi nhổ nó sẽ như thế nào để cháu yên tâm chuẩn bị tâm lý trước ạ. Cháu cảm ơn BS! (Phúc Minh, 16 tuổi – Khánh Hòa) BS Đoàn Khánh Ngọc: Ảnh minh họa ...

Khám răng định kỳ để bảo vệ và chăm sóc răng miệng tốt nhất!!!

Hình ảnh
Trong bài viết lần trước “Sâu Răng và Cách Phòng Ngừa”, đăng trên số cuối tháng 10/2006, chúng tôi đã có dịp trình bày sơ lược về nguyên nhân của bệnh sâu răng đồng thời cũng nêu ra một số phương thức phòng ngừa; trong đó chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đi khám răng định kỳ. Trong bài viết lần trước “Sâu Răng và Cách Phòng Ngừa”, đăng trên số cuối tháng 10/2006, chúng tôi đã có dịp trình bày sơ lược về nguyên nhân của bệnh sâu răng đồng thời cũng nêu ra một số phương thức phòng ngừa; trong đó chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đi khám răng định kỳ. Vâng, dường như không phải bàn cãi nhiều về những ích lợi của việc khám răng mỗi 6 tháng, thế nhưng có mấy ai trong chúng ta làm được việc đó!!! Khi nhận được thiệp nhắc nhở (remind card) hay lời nhắn từ văn phòng nha sĩ, chúng ta có không ít người lừng khừng và không khỏi phân vân: Có nên lấy hẹn không vì đã 3 năm nay tôi không có một vết sâu mới nào? Lại nữa, lần trước Nha Sĩ khen tôi giữ răng tố...

Sức khỏe răng miệng của người mẹ ảnh hưởng tới con cái như thế nào?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Nha khoa New York (Mỹ) cho biết, số lượng con trẻ được sinh ra có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng của người me ảnh minh họa Tiến sĩ Stefanie Russell, dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay: “Càng có nhiều con, sức khỏe răng miệng của người mẹ càng bị giảm sút, thậm chí là răng bị sâu và rụng nhiều hơn những phụ nữ ít con”. Bà Stefanie Russell nhấn mạnh, điều này không liên quan đến hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng chi trả cho việc chăm sóc răng miệng ở các trung tâm nha khoa. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 2.635 phụ nữ ở độ tuổi từ 18 – 64 và phân chia họ thành 3 nhóm theo điều kiện kinh tế. Kết quả từ 3 nhóm nghiên cứu này đều cho thấy, những người mẹ càng có nhiều con sẽ có nguy cơ bị hư răng, thậm chí là rụng răng nhiều hơn so với các phụ nữ ít con cho dù họ sống ở bất kì hoàn cảnh kinh tế nào. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiệ...

ĐIỀU TRỊ SUY TIM TÂM THU

Phần 1. Một vài nét lịch sử về điều trị suy tim tâm thu và nguyên tắc điều trị 1. Vài nét về lịch sử điều trị suy tim tâm thu Digitalis là thuốc đầu tiên được Withering(Anh) công bố từ năm 1785 dùng trong điều trị chứng phù và đã có nhận xét thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim. Các nghiên cứu sau này đã chứng minh digitalis là một glucosid trợ tim và có tác dụng lợi tiểu. Do triệu chứng nổi bật của suy tim là ứ phù nên từ đầu thế kỷ 20 thuyết về ứ phù đã được đưa ra để giải thích suy tim và đây là thời kỳ của 2 loại thuốc digitalis và lợi tiểu tồn tại khá lâu dài. Một số thuốc lợi tiểu sau đó đã được phát hiện: Pugh và Wyndham năm 1949 với các thuốc lợi tiểu thuỷ ngân, nhóm thuốc này hiện không còn được dùng vì có nhiều tác dụng phụ bất lợi, Novello và Sprague năm 1957, Slater và Nabarro năm 1958 với chlorothiazid Trong các thập kỷ 50 và 60 tiếp theo các tiến bộ kỹ thuật cho phép hiểu sâu những thay đổi huyết động trong suy tim, người ta thấy có vai trò của tiền gánh và hậu gánh bên cạ...

BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ

Hình ảnh
1. Phân loại bệnh tim thiếu máu cục bộ 2. Chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định 3. Cơ chế bệnh sinh ĐTNKOĐ 4. Phân tầng nguy cơ của bệnh nhân ĐTNKOĐ 5. Phân độ ĐTNKOĐ theo Braunwald 6. Điều trị nội khoa ĐTNKOĐ? 7. Điều trị can thiệp ĐMV trong ĐTNKOĐ? 8. Chẩn đoán ĐTNOĐ? 9. Phân độ đau thắt ngực ổn định theo hội tim mạch Canada- CCS? 10. Nghiệm pháp gắng sức 11. Chỉ định chụp động mạch vành trong ĐTNOĐ? Câu 1. Phân loại * Bệnh tim thiếu máu cục bộ gồm: - Đau thắt ngực ổn định - ĐTN không ổn định - ĐTN kiểu Prinzmetal - Nhồi máu cơ tim: + Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên + NMCT không có ST chênh lên * Hội chứng mạch vành cấp gồm: - NMCT không có ST chênh lên - NMCT có ST chênh lên - ĐTNKOĐ Câu 2. Biện luận chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định(ĐTNKOĐ) 1. Đặc điểm cơn đau ngực: - Đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ - Cơn đau kéo dài thường > 20 phút - Mức độ nặng của c...