Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Thi cử trung học ở Úc

Thời của tôi, như có lần nói, là thi cử nhiều quá. Nào là phải thi tốt nghiệp tiểu học, rồi đệ tứ lên đệ tam, tú tài I, tú tài II, và thi tuyển đại học. Tôi không bao giờ ủng hộ những kì thi này, vì nó làm hao tổn trí lực của học trò và có khi cũng chẳng cần thiết. Thành ra, sau này khi thấy mấy em học sinh thi hết kì thi này đến kì thi khác tôi thấy tội nghiệp cho họ quá. Khi ra nước ngoài, tôi ngạc nhiên thấy học trò bên này học thật là thoải mái, thi cử ít nhưng phản ảnh đúng trình độ học vấn. Chẳng hạn như ở Úc, học sinh xong tiểu học thì lên trung học (nếu em nào khá thì thi vào trường tuyển), và họ chỉ thi một kì thi duy nhất gọi là HSC -- higher school certificate (tùy tiểu bang mà họ có tên gọi khác), tương đương với tú tài II hồi xưa và tốt nghiệp lớp 12 bây giờ. Xong kì thi HSC , mỗi học sinh có một điểm tốt nghiệp từ 0 đến 100. Trường đại học căn cứ vào nhu cầu họ công bố điểm vào (chắc là như “điểm sàng” gì đó ở trong nước) để tuyển học sinh, chứ họ không...

Trí thức và phản biện

Mấy ngày gần đây, báo chí trong nước quan tâm đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 về trí thức. Báo Pháp Luật TPHCM có chạy 2 bài liền về chuyện trí thức tại đây : Thảm đỏ nào cho trí thức ngoài Đảng? Bài 1: Hồ Chí Minh và hiền tài ngoài Đảng Bài 2: Thăng trầm lịch sử Nhưng bài của Huy Đức dưới đây cho chúng ta một cách nhìn khác, mà theo tôi là chính xác hơn, thực tế hơn các bài trên báo chí. Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này vì từng có dịp lên tiếng trước đây. Tôi còn quan tâm hơn nữa những đề cập đến "phản biện" mà các bài báo nói đến. Mấy anh trong Tia Sáng nói rằng tôi là "người phản biện" hăng nhất (và chắc gánh nhiều hệ quả nhất). Mấy anh ấy nói sẽ tập hợp các bài phản biện của tôi để in thành sách nay mai. Nam mô A di Đà Phật ! :-) Có lẽ các bạn theo dõi vụ mắm tôm và bệnh tả, và phản ứng gay gắt của một quan chức y tế về các ý kiến của tôi. Nhưng có lẽ các bạn không biết rằng trong một hội nghị dịch tễ học, có một quan chức y tế cao cấp ...

Lan man chuyện học tiếng Anh và làm báo

Hôm qua tôi trả lời phỏng vấn cho đài RFI bên Pháp (không phải RFA của mấy ông Mĩ đâu nhé) về chuyện loãng xương và hội nghị sắp tới ở TPHCM. Tôi thích đài này lắm, vì tôi thấy họ làm rất professional (chứ không phải như mấy đài khác mà theo tôi là hơi bê bối và "làm dáng trí thức"). Nhưng rất tiếc là không có thì giờ để nghe. Phóng viên là chị Trịnh Ánh Nguyệt, người có giọng nói trong như pha lê. Vui nhất là chị ấy hỏi tôi kinh nghiệm về tiếng Anh. Ôi, nếu có thì giờ tôi có thể nói cả ngày về chuyện này. Ai cũng hỏi tôi làm sao học tiếng Anh cho có hiệu quả, và câu trả lời của tôi lúc nào cũng: (a) học từ căn bản; (b) chịu khó đọc báo và đối chiếu với đài tivi hay radio; (c) chịu khó thực hành viết và nói. Thuở đó, có khi cả ngày tôi học chỉ có 1 chữ, nhưng tôi nắm rất vững và hiểu chữ đó từ cái gốc. Nguồn gốc nó từ đâu; các biến thể tính từ, động từ, danh từ, v.v... ra sao; đọc như thế nào; cách sử dụng trong câu văn ra sao, v.v... Hai cuốn sách giúp tôi nhiều...

Văn hóa để làm gì

Xin trân trọng giới thiệu một bài viết mà nói theo người Anh là "very thoughtful" (đầy suy nghĩ tính) về văn hóa của Nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi thích nhất cái hình tượng ví von văn hóa như là cái thắng (phanh) xe và guồng máy kinh tế như là cái tay ga. Đúng như thế. Tôi nghĩ trong mấy năm gần đây khi kinh tế nước ta phát triển quá nhanh, người ta đã bắt đầu quên cái khía cạnh văn hóa. Như tôi có lần viết, trong thế kỉ 21 này người ta phân biệt nhau qua các đặc tính văn hóa chứ không phải chủ thuyết chính trị như thời thế kỉ 20. Thế nhưng, chúng ta nói nhiều về văn hóa mà làm thì chẳng bao nhiêu, chỉ là những cuộc hội thảo màu mè, những phát biểu mang tính khẩu hiệu. Hi vọng có người đọc bài này và suy nghĩ về vai trò của văn hóa trong thời kì mới. NVT ==== Nhà văn Nguyên Ngọc: Văn hóa… để làm gì? Hình như người ta đang hiểu rất lầm về văn hóa, người ta cho rằng khi đất nước đang phải lao tới trong cuộc đuổi bắt kinh tế lớn này thì văn hóa cũng phải lao theo, văn...

Học giả Nguyễn Hiến Lê

Ngày xưa ở nhà tôi trong quê, Ba tôi có một tủ sách nhỏ, với nhiều truyện Tàu như Tam quốc chí, Hán Sở tranh hùng, Thủy Hử, v.v… và một số sách của cụ Nguyễn Hiến Lê. Tôi đọc tất cả sách. Có cuốn tôi đọc cả ba lần mà không thấy chán. Chẳng hạn như cuốn Thuật viết văn của cụ NHL tôi xem là cuốn sách gối đầu giường. Mãi khi ra ngoài này định cư tôi vẫn đọc cuốn đó, nhưng các cuốn “học làm người” của cụ thì tôi bắt đầu thấy hết hấp dẫn như thời còn con nít hay thời trai trẻ. Tôi rất vui mừng khi biết rằng VN ta bây giờ có một con đường mang tên cụ NHL. Xứng đáng quá! Bài viết sau đây sơ lược sự nghiệp của cụ NHL. Tuy nhiên, cụ NHL còn có một cuốn hồi kí với nhiều thông tin rất giá trị. Tôi có 2 bản: bản in ở VN và bản in ở bên Mĩ. Khỏi phải nói, bản in ở VN “bị” cắt bớt những đoạn cụ ghi lại cuộc sống của người dân miền Nam sau 1975. Tôi thấy những đoạn đó, cụ ghi chính xác quá, y như là cụ đã viết dùm mình, nên tôi post lại phía dưới bài này vài đoạn “tế nhị” đó mà bản in tro...